Theo quan điểm của triết học, tâm lý học và Y học cổ truyền phương Đông, việc phân định thể chất của con người là hàn tính hay nhiệt tính có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi lẽ, chỉ có trên cơ sở hiểu rõ thể chất của mình là hàn hay nhiệt, người ta mới có thể lựa chọn môi trường sống, thay đổi điều kiện sinh hoạt và ăn uống, thực hiện các biện pháp dự phòng tích cực bệnh tật… một cách hợp lý và có hiệu quả.
Trên thực tế, thể chất hàn nhiệt của mỗi người thường không giống nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, điều kiện sinh hoạt, làm việc, ăn uống…, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu về sinh lý, bệnh lý và tâm lý.
Nhưng tập trung lại có 2 loại hình chính cơ bản là: Thể hàn và thể nhiệt Để phân định các loại hình này, người xưa thường chỉ căn cứ vào các dữ liệu thu được sau khi tiến hành vọng (nhìn), văn (nghe, ngửi), vấn (hỏi) và thiết (sờ, bất mạch). Tuy nhiên, hiện nay, các nhà Y học cổ truyền hiện đại đã xây dựng các chỉ tiêu cơ bản để phân định không chỉ dựa trên cơ sở lý luận của Y học cổ truyền, bao gồm học thuyết âm dương cân bằng, quan niệm chỉnh thể và nguyên tắc biện chứng thi trị mà còn tham chiếu thêm một số chỉ tiêu về sinh lý, sinh hóa, tâm lý của Y học hiện đại.
Thể hàn: sắc mặt trắng nhợt, da xanh tái, môi nhợt, chân tay lạnh, sợ lạnh, không khát và không muốn uống, ăn ít, ngủ ít, mạch trầm trì (sâu và chậm), rêu lưỡi trắng nhạt, đại tiện nát, tiểu tiện trong dài, tinh thần kém hưng phấn, dễ mỏi mệt, ít mồ hôi, ít nói, huyết áp hơi thấp
Cách điều trị đối với người bị mụn thể hàn sử dụng bài thuốc gia giảm ôn bổ thận dương có thể điều trị khỏi hẳn.